Những đặc sản không thể bỏ qua khi đến phú quốc

Nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm. Lá và vỏ của cây tràm rơi rụng thành từng lớp của mùa trước đã bắt đầu biến thành lớp mùn là nơi để nấm tràm phát triển. Meo nấm được ấp ủ trong lớp mùn đất, sau loạt mưa đầu mùa, những chiếc nấm tròn nhỏ cỡ đầu ngón tay út bắt đầu vươn mình ra khỏi lớp vỏ và lá tràm bảo vệ nó từ mùa trước. Nấm tràm bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn tháng thì hết mùa. Sau một, hai cơn mưa đầu mùa, những người sống bằng nghề hái nấm đã bắt đầu chuẩn bị thu hoạch nấm tràm. Họ vào rừng, thăm những khu vực để xem nơi nào nấm đã bắt đầu phát triển, độ một tuần sau là có thể đến nơi có nấm để thu hoạch. Thường họ đi cả gia đình, cặm cụi hái cả ngày đến khi đầy giỏ mới ra về.

Nấm tràm Phú Quốc

Ở Phú Quốc, Nấm Tràm được nấu với tôm, mực, sườn heo trước khi chin đập thêm vài trứng vịt vào rồi bỏ ít hành ngò và thưởng thức. Mùi vị của Nấm Tràm thì không thể lẫn vào đâu được, với vị hơi đắng và giòn tan kết hợp cùng hải sản tươi ngon của Phú Quốc thì còn gì bằng.

 

Gỏi cá trích Phú Quốc:

 

Ở Phú Quốc cá trích hầu như được đánh bắt quanh năm, vì thế cá trích lúc nào cũng là  món tươi ngon ở chợ. Cá trích được thái sẵn và đóng hộp rất sạch sẽ nên lúc nào bạn cũng có thể tìm mua được dễ dàng.

Cá Trích có rất nhiều đạm nên khi ăn gỏi người ta thường nhâm nhi cùng vơi rượu Sim rừng. Món gỏi cá Trích được chế biến cũng khá đơn giản, sau khi mua cá trích thái sẵn về bạn dùng giấm rửa lại sau đó vắt lây nước chanh trộn điều cùng với hành tây, ớt thái mỏng. Ăn kèm với cá trích là rau rừng Phú Quốc , dừa, nước mắm được pha như cách thông thường kèm theo đậu phộng rang đâm nhuyễn, nếu dùng nước mắm chính hiệu của Phú Quốc thì hương vị sẽ đậm đà và thơm ngon hơn nhiều.

 

Gỏi cá trích Phú Quốc

 

Từ món ăn dân dã của các ngư dân làng chài Phú Quốc, gỏi cá trích đã trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều thực khách. Không những thế, gỏi cá trích hiện đang chiếm lĩnh trong thực đơn của các quán ăn, nhà hàng sang trọng ở Phú Quốc. Sự lên ngôi của gỏi cá trích đã góp phần nâng cao nét đẹp vốn có của Phú Quốc trong cái nhìn của du khách. Điều này giúp cho Phú Quốc mở rộng vòng tay đón chào thực khách, bởi gỏi cá trích và rượu sim đi cùng với nước mắm danh tiếng của Phú Quốc sẽ tạo nên một thương hiệu khó quên mỗi khi đến thăm Phú Quốc – một hòn đảo ngọc của đất nước Việt Nam.

 

Rượu Sim Phú Quốc:

 

Rượu sim là một loại rượu đặc sản của Phú Quốc, Việt Nam. Mặc dù cây sim có ở nhiều nơi, nhưng sim ở Phú Quốc có những đặc điểm riêng. Sim Phú Quốc thường chin rộ vào tháng giêng âm lịch. Trái sim nguyên liệu đưa về rửa sạch, chọn quả chín xọng xay nhuyễn và ủ lên men với đường cát theo một tỷ lệ nhất định trong môi trường hiếm khí từ 40 đến 45 ngày. Sau khi sản phẩm lên men hoàn chỉnh ta sẽ được một loại rượu màu hồng, uống có vị cay chua ngọt như rượu vang nho với nồng độ khoảng 11,5%

 

Cây sim rừng Phú Quốc

 

Xin lưu ý những loại rượu sau không được coi là rượu sim: gồm sim tươi ngâm trực tiếp với rượu, cây sim (thân, rễ lá) ngâm rượu vì rượu sim truyền thống là loại rượu lên men tự nhiên từ trái sim. Ở Phú Quốc có một số gia đình sản xuất rượu sim cung cấp cho thị trường khách du lịch ở đảo và được đăng ký nhãn hiệu chất lượng tại Sở Y tế tỉnh Kiên Giang như Rượu sim Thành Long, Rượu Sim Sơn.

 

Nước mắm Phú Quốc:

 

Nước mắm Phú Quốc  không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết ở nhiều nước trên khắp thế giới. Nước mắm Phú Quốc được sản xuất từ nguyên liệu chính là cá cơm Phú Quốc, có truyền thống trên 200 năm. Nước mắm được sản xuất trong những thùng gỗ lớn, nó đóng vai trò như là một thùng lên men trong ngành sản xuất rượu bia nhưng thời gian lên men dài hơn, có khi đến 1 năm.

 

Nhà thùng Phú Quốc

 

Nguyên liệu để sản xuất nước mắm có rất nhiều loại cá nhưng ở Phú Quốc người ta chỉ sử dụng duy nhất là cá cơm để làm nguyên liệu. Người ta trộn 2 hay 3 phần cá với 1 phần muối rồi để đến 1 năm, càng để lâu hàm lượng đạm càng cao nhưng nước mắm ít thơm và màu bị sậm hơn. Người ta còn chôn nước mắm vài ba năm, lúc đó màu nước mắm thành đen gọi là nước mắm lú, dùng để chữa bệnh. Nếu dùng cá ươn thời gian sẽ mau hơn nhưng nước mắm không thơm và màu không đẹp. Khi đến với Phú Quốc mà không chọn cho mình những chai nước mắm thơm ngon chính hảng thì còn quả là một sự thiếu xót.

 

Bánh tét lá mật cật:

 

Bánh tét từ xa xưa đã là món ăn truyền thống của người Việt Nam, nhưng ở những nơi khác người ta thường gói bánh tét bằng lá chuối còn ở Phú Quốc người dân lại gói bằng lá mật cật. Mật cật là loại cây có lá xòe rộng như lá cọ, mọc đầy trên dãy núi Hàm Ninh. Để có đòn bánh này, trước tiên người ta phơi lá mật cật hơi héo, rửa và lau lá bằng dầu cho mềm thêm. Nếp gói bánh xanh ngọc bích và mùi thơm hấp dẫn. Đậu xanh cà nấu nhừ cùng dây thịt mỡ làm nhân. Gói đòn bánh tét mật cật là việc làm công phu vì mặt lá hẹp. Nhưng buộc dây sao cho đòn bánh không quá chặt hoặc quá lỏng đòi hỏi tay nghề cao. Đặc biệt ở đây bánh tét lá mật cật không xào với nước cốt dừa nên bánh được giữ rất lâu ngày mà không hư lại mang hương vị rất riêng của Phú Quốc. Bánh tét lá mật cật được

Cây Mật Cật dùng để gói bánh Tét

 

bày bán nhiều nơi ở Phú Quốc nhưng nhiều nhất là ở chợ Dương Đông, giá bán mỗi đòn là 40-50 ngàn đồng.

 

Hồ tiêu Phú Quốc:

 

 

Vườn tiêu Phú Quốc

 

Tiêu là một loại gia vị không thể thiếu trong bếp của gia đình người Việt chúng ta, có nhiều nơi trồng tiêu nhưng hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng, và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác. Trong đó phải kể đến tiêu đỏ. Tiêu được người dân Phú Quốc thu hoạch từng đợt chín và chủ yếu là bằng thủ công, chọn lựa những quả chín riêng thành 3 loại (tiêu sọ, tiêu đen và tiêu đỏ), giá bán cũng được giao động theo từng loại.

Bài viết liên quan